Giống bò Giống_vật_nuôi_ngoại_nhập_ở_Việt_Nam

Trên thế giới có rất nhiều giống bò chuyên thịtbò chuyên sữa với năng suất cao (cao sản)[11][12], ở Việt Nam, các giống bò nội chủ yếu là kiêm dụng, hầu như không phục vụ cho sản xuất sữa. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về thịt bò và sữa bò, Việt Nam cũng đã nhập khẩu, nhập nội nhiều giống bò, nhiều trong số chúng được làm nền để cải tạo đàn bò trong nước, nhất là phong trào Sind hóa đàn bò, các giống bò ngoại nhập nội với mục đích lấy thịt hoặc lấy sữa.

Các giống bò sữa và bò thịt ngoại nhập ở Việt Nam hiện nay là:

Bò hướng sữa

Có 02 giống bò hướng sữa đang được nuôi tại Việt Nam, chúng đều thuộc nhóm bò ôn đới không có u (Bos taurus) và được du nhập từ phương Tây. Các giống bò sữa trên đều có năng suất gấp nhiều lần giống bò nội, và điều khiến cho người nuôi thích nhất là bò ngoại nhập có thể vắt sữa được ngay. Suốt 30 năm, Việt Nam không nhập bò ngoại cho đến năm 2001 khi chuyến hàng 192 con bò sữa của Mỹ đầu tiên được nhập vào. Một đợt khác lại nhập tiếp 778 con nữa (chủ yếu là giống Holstein và Zersey) từ Australia, nâng tổng số bò sữa ngoại tại Việt Nam lên gần 1.000 con. Nhập bò sữa ngoại đang trở thành một phong trào sôi nổi ở miền Bắc[13].

Bò Hà Lan

Giống bò sữa Hà Lan Holstein Friesian (phát âm như là Bò Hônxtên-Frisian) là giống bò rất quen thuộc ở Việt Nam trên 30 năm nay. Bò Hà Lan hiện nay là giống chủ lực để lai tạo bò sữa ở Việt Nam. Việt Nam bắt đầu lai tạo bò sữa từ những năm 1959-1960 tại nông trường Ba Vì. Giống bò sữa đầu tiên là Lang trắng đen được nhập từ Trung Quốc, sau đó là nhập Holstein Friesian (HF) từ Cu Ba. Bò Hà Lan thuần đã được nuôi ở hai cao nguyên Mộc Châu và Lâm Đồng. Gần đây, do nhu cầu phát triển nhanh đàn bò sữa, một số tỉnh như Tuyên Quang, Sơn La, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang, Nghệ An, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hà Nam đã nhập bò HF thuần từ Úc về nuôi. Sự kiện lớn nhất được ghi nhận gần đây là việc Vinamilk nhập 400 con bò sữa mang thai cao sản từ Úc về Thành phố Hồ Chí Minh.

Bò Jersey

Bò Jersey (phát âm như là: Bò Jéc-xây) được nhập từ Mỹ về Việt Nam cuối tháng 12 năm 2001, đang trong giai đoạn nuôi thích nghi, giống bò này cũng đã được nhập về Việt Nam để nuôi thử nghiệm bước đầu trong các chương trình nuôi bò sữa cao sản. Tuy vậy có con bò giống cao sản có tên Jersey và Holstein nhập từ Mỹ đã chết do vùng này khí hậu nắng nóng, độ ẩm cao nên bò bị viêm phổi cấp, dẫn đến chết[14].

Bò hướng thịt

Bò hướng thịt cao sản được nhập khẩu để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Việt Nam nguồn cung bò thịt sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Theo Kế hoạch thì Việt Nam tiếp tục thực hiện chương trình Zebu hóa đàn bò hay Sind hóa đàn bò để tạo đàn bò cái nền tốt, từ đó lai tạo ra các giống bò thịt phù hợp với từng vùng miền, làm cơ sở cho việc chuyển dần đàn bò thịt từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa, nhập khẩu bò đực giống tốt để sản xuất tinh đông lạnh phục vụ thụ tinh nhân tạo[15]. Có hai nhóm bò hướng thịt (lấy thịt) gồm nhóm bò thịt nhiệt đới nhập từ Ấn Độ (nhóm bò u hay bò Zêbu - Bos indicus), Mỹ, Úc và bò thịt ôn đới không có u (Bos taurus) nhập từ châu

Các giống bò hướng thịt nhập nội được liệt kê (chưa đầy đủ) dưới đây:

Bò Sind

Bò Red Sindhi hay bò Sind đỏ hay còn gọi đơn giản ở Việt Nam là bò Sind (phát âm như là bò Sin) là giống bò kiêm dụng cho thịt và sữa, tỷ lệ thịt xẻ 50%. Việt Nam nhập khẩu từ Ấn Độ và hay dùng bó cái ta vàng lai với tinh bò Red Sindhi để tạo ra con lai F1 hay còn gọi là bò lai Sind, con lại này được dùng làm nền để lai tạo với các giống bò cao sản và hiện có chủ trương Sind hóa đàn bò.

Bò Brahman

Bò Braman (phát âm tiếng Việt như là Bò Brátman) là một loại bò thịt thuộc giống bò Zebu. Bò Brahman có thể lực tốt, thích nghi cao với điều kiện nhiệt đới, khô hạn. Việt Nam nhập khẩu giống bò này từ Ấn Độ.

Bò Sahiwal

Bò Sahiwal (phát âm tiếng Việt như là bò Sa-hi-van) là giống bò kiêm dụng cho cả sữa lẫn thịt. Bò có màu vàng sẫm hoặc màu vàng hơi đỏ tối, một số có màu vàng như bò vàng Việt Nam, thể chất chắc chắn, có ngoại hình. Tỷ lệ thịt xẻ 50%. Việt Nam nhập khẩu bò từ Ấn Độ và để lấy thịt.

Bò Úc

Bò Droughmaster (phát âm tiếng Việt như là: Bò Đróc-mát-xtơ) có nghĩa la Bậc thầy về chịu hạn hay Thần chịu hạn) hay còn gọi là Bò Úc. Bò được lai tạo ở Úc, chúng kháng ve và các bệnh ký sinh trùng đường máu tốt, thích ứng với điều kiện chăn thả ở vùng nóng ẩm hoặc khô hạn. Bên cạnh việc nhập giống thì Việt Nam còn nhập về một lượng lớn thịt bò Úc vào thị trường nội địa.

Bò Angus

Bò Angus (phát âm tiếng Việt như là bò An-gút) có tên đầy đủ là Aberdeen Angus là giống có ngoại hình, thể chất chắc chắn, khỏe mạnh. Bò thường không có sừng, có chất lượng thịt tốt, có các vân mỡ xen kẽ trong các thớ thịt, giúp thịt mềm và béo. Việt Nam nhập giống này từ Mỹ và Úc.

Bò Charolais

Bò Charolais (phát âm tiếng Việt như là: Bò Cha-ro-la-ít) là một giống bò thịt có nguồn gốc từ vùng Charolles của nước Pháp. Bò có tính trầm, hiền lành và chịu kham khổ. Nhược điểm của bò Charolais là chất lượng thịt chưa cao như bò Angus.

Bò Limousin

Bò Limousin (phát âm tiếng Việt như là Bò Li-mu-sin) là một giống bò thịt có nguồn gốc từ vùng Limousin và Marche, miền Nam trung tâm nước Pháp. Đây là giống bò chuyên thịt rất nổi tiếng, thịt có chất lượng cao. Bò thích hợp với vùng khí hậu ôn đới.

Bò Crymousine

Bò Crymousine (phát âm tiếng Việt như là Bò Cry-musin) được tạo ra và nuôi nhiều ở châu Mỹ La tinh. Việt Nam đã nhập từ Cuba giống bò này. Bò thuần lông màu nâu nhạt. Khi trưởng thành bò đực có khối lượng 1000–1200 kg, bê 6–12 tháng tuổi tăng trọng 1100g/ngày, tỉ lệ thịt xẻ 60 – 61%.

Bò Bỉ

Bò lang trắng xanh Bỉ hay còn gọi là BBB (Blanc-Blue-Belgium) là giống bò chuyên dụng thịt của Bỉ. F1 BBB sinh ra khỏe mạnh, thích nghi với điều kiện, môi trường sống. Dễ nuôi, phàm ăn, lớn nhanh[16]

Bò Nhật Bản

Bò Nhật Bản hay còn gọi là Bò Kobe (bò Kô-bê) là một giống bò quý của Nhật. Trang trại bò Kobe đầu tiên được xây dựng tại xã Tân Lạc, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) và bò giống được nhập từ Nhật. Với việc nuôi thành công bò Kobe, Việt Nam cũng đã gia nhập vào hàng ngũ một số nước nuôi giống bò quý hiếm này[17].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giống_vật_nuôi_ngoại_nhập_ở_Việt_Nam http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2014/04/140403... http://www.doisongphapluat.com/kinh-doanh/doanh-nh... http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/30-tr... http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/nhieu... http://baochinhphu.vn/Kinh-te/The-tran-nuoi-ga-Kho... http://baolamdong.vn/kinhte/201307/cay-dau-con-tam... http://baoquangngai.vn/channel/2022/201301/dau-cha... http://baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n65823/Phoi-giong... http://cand.com.vn/Tu-lieu-antg/Dan-trau-Mura-cua-... http://dantri.com.vn/kinh-doanh/choi-ga-long-xu-10...